Làm Content Marketing là làm gì? Content Marketing bèo bọt, bị hạn chế?
- Trang Trần Thu
- May 3, 2021
- 7 min read
Updated: Sep 5, 2021
Content Marketing không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Công ty liên quan về truyền thông càng lớn, họ càng chú trọng xây dựng Đội ngũ content lớn mạnh. Vì họ hiểu rằng, xuyên suốt quá trình Marketing, content xuất hiện khắp mọi nơi và là công cụ trực tiếp để brand giao tiếp với khách hàng.
CONTENT LÀ LÀM GÌ?

Tại Việt Nam, những người không chuyên về Content Marketing, sẽ mặc định Content Marketing là: Quản trị nội dung các Fanpage, viết thông cáo báo chí, viết blog, hay chạy ads... Nhưng thật ra, tất cả những hạng mục bên trên chỉ là một phần nhỏ trong Content Marketing.
Lúc mới chập chững làm Content Marketing, thành thật mà nói mình cũng chưa thật sự hiểu sâu công việc của mình. Cho đến khi mình may mắn gặp được chị Ly Nguyễn. Chị Ly hiện đang làm Business Developing Manager tại Việt Nam cho Optimise: Một trong những mạng lưới performance marketing hàng đầu - đặt trụ sở chính tại Norwich, Norfolk. Optimise từng hợp tác với Microsoft, Standard Chartered, Expedia, ... - đem về doanh thu sale hơn 01 tỷ USD cho các thương hiệu trên.
Chị Ly đã tạo cơ hội cho mình được tìm hiểu rõ hơn về Content Marketing, dựa vào quá trình chị làm việc cho một Mạng lưới toàn cầu lớn như Optimise.
Cụ thể là chị Ly đã hướng dẫn mình tìm hiểu thêm về Content Cycle, làm thế nào để Tối ưu hóa Content, làm thế nào để tận dụng quy tắc K.I.S.S (Keep it simple & straightforward),...
Vậy để trả lời cho câu hỏi "Content Marketing là làm gì?", dưới đây mình sẽ để hình ảnh của Content Cycle, sau đó tóm gọn lại câu trả lời:

Tất cả các bạn làm Content Marketing đều cần nắm rõ cycle này. Dựa vào đây, có thể hiểu, làm Content Marketing tóm lại là làm những việc sau:
Bước 01: Research & Insight (Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích Đối tượng khách hàng mục tiêu). Bước này Content Marketer sẽ phối hợp cùng Marketing Executive, hay Marketing Manager, Marketing Director để có một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bước 02: Goal Setting (Đặt mục tiêu cho chiến lược Content): Tùy vào từng chiến dịch cụ thể, thông điệp sẽ khách nhau, mục tiêu sẽ khác nhau và chiến lược Content sẽ khác nhau.
Ví dụ: Chiến dịch A có mục tiêu là: "Tăng nhận diện thương hiệu về Dịch vụ Tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp lớn tại TP.Hồ Chí Minh." Suy ra, tất cả sản phẩm Content trong Content Plan cần xoay quanh dịch vụ Tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp lớn. Content phân phối và hướng tới đối tượng khách hàng C-level. Nhóm khách này sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Bước 03: Content Strategy (Lên chiến lược content phù hợp): Lên chiến lược content, lập kế hoạch content phù hợp ---> dựa theo mục tiêu ban đầu và insight khách hàng (hai bước đầu).
Bước 04: Content Creation (Sản xuất content): Tất cả những hạng mục như viết bài fanpage, viết thông cáo báo chí, blog, design ấn phẩm, v.v. sẽ nằm trong phần này. Sản xuất content sẽ do các bạn Content Creator xử lí, phối hợp cùng Designer - và dựa theo sự hướng dẫn của Content Planner/Content Leader, Content Manager, Content Strategist. Còn tại các công ty nhỏ hơn, Content Planner có thể kiêm luôn vị trí Content Creator.
Bước 05: Content Curation (Chọn lọc các loại content): Sơ sơ là chọn lọc và tìm thêm các content từ những nguồn khác để bổ sung vào chiến lược content của mình. Những content này sẽ đem lại giá trị thật sự cho khách hàng, thôi thúc họ xem và tương tác.
Bước 06: Distribution (Phân phối và đăng tải content): Phân phối và đăng tải content từ bước 04. Ngoài ra bước này cũng sẽ lựa chọn kênh đăng tải phù hợp cho từng loại content đã sản xuất.
Bước 07: Engagement (Tương tác): Sau khi phân phối và đăng tải, khách hàng sẽ tương tác như thế nào với content của bạn? Nhiều Content Marketer sẽ phối hợp cùng các đơn vị khác để seeding cho content của chính mình - hay còn gọi là tự tạo tương tác cho Content. Việc tạo seeding giả nhằm tối ưu độ phủ và tạo hiệu ứng đám đông, cũng như tạo độ trust.
Cuối cùng, sẽ quay lại Bước 01: Research & Insight: Phân tích hiệu quả content và Tối ưu hóa content (Optimization) để đảm bảo đạt được mục tiêu ban đầu.
Còn một lưu ý nhỏ khác, đó là Content Marketer luôn phải xem xét Customer Journey (Hành trình trải nghiệm của khách hàng) để tạo ra một Content Strategy phù hợp. Tùy vào đặc tính ngành và đặc tính thương hiệu, Customer Journey sẽ khác nhau.
Dưới đây là một ví dụ cho Customer Journey của một nền tảng E-commerce cơ bản:

CONTENT MARKETING LÀ ĐI VIẾT BÀI DẠO VÀ DESIGN ẢNH NGHIỆP DƯ DẠO?
Như đã giải thích ở phần trên, rõ ràng là việc viết bài và design chỉ nằm trong 01 phần của Content Marketing. Và phần này được gọi là Bước 4: Content Creation. Việc viết bài và design thuộc nhiệm vụ của Content Creator và Designer. Các bạn Content Marketer sẽ phải đảm nhiệm tới 07 bước ở Cycle bên trên:
Bước 01: Research Insight;
Bước 02: Goal Setting;
Bước 03: Content Strategy;
Bước 04: Content Creation;
Bước 05: Content Curation;
Bước 06: Distribution;
Bước 07: Engagement (Tương tác).
LÀM CONTENT BỊ THẤP CỔ BÉ HỌNG VÀ HẠN CHẾ?
Mọi công việc trong phòng Marketing đều đóng góp chung vào sự phát triển của toàn công ty. Nhiều người hơn cần được hiểu đúng về Content Marketing, để xây dựng sự thấu hiểu đối với các Content Marketer.

Hầu hết các công ty đều luôn chào mừng bạn tham gia vào các hoạt động chung của công ty và đóng góp những ý tưởng mới. Chỉ cần tự tin hơn một chút, quyết đoán hơn một chút, quan sát mọi người nhiều hơn một chút, làm tốt phần trách nhiệm của bản thân - mình tin rằng không ai có thể xem thường được được bạn.
"Làm content bị hạn chế?"
Cho những bạn nào muốn đi chuyên sâu về content như mình, có thể xem qua Content Career Path bên dưới. Mình mong là: Nếu bạn thật sự muốn đi theo Content, thì sau khi xem tiếp thông tin, bạn sẽ nhận ra được giá trị thật sự của công việc mình đang làm.

Kỹ năng cần có của từng vị trí trong Content Career Path (Mang tính chất tham khảo):
1. Content Creator/Writer:
- Copywriting;

- Nghiên cứu các chủ đề cùng ngành (combining online sources, interviews and studies);
- Hợp tác cùng team Marketing và Design để content được hoàn thiện tốt nhất;
- Hiểu trải nghiệm người dùng khi tiếp cận với content;
- Adaptability: Khả năng thích ứng với cá tính nhiều thương hiệu khác nhau.
B. Content Planner:
Theo https://www.prospects.ac.uk/, dưới đây là những kỹ năng và kiến thức mà một Content Planner cần có:
- Kỹ năng giao tiếp (good interpersional), đàm phán và ngoại giao tốt, để phối hợp cùng đồng nghiệp, khách hàng và các đơn vị khác;
- Nắm vững kiến thức về ngôn ngữ, để viết báo cáo và thuyết trình rành mạch;
- Thành thạo với các con số, để phân tích dữ liệu và đàm phán;
- Kỹ năng phân tích hiệu quả Content (Mức cơ bản);
- Khả năng làm việc với các công cụ số cơ bản như Google Sheet, Google Docs, Google Presentation. Google Drive, Google Analytics để thu thập - phân tích - quản lý thông tin;
Ngoài ra, theo mình, cần có thêm một số kỹ năng sau:
- Copywriting (Senior level);
- Lập Marketing Plan (Junior Level);
- Leadership (Junior level);
- Có khả năng thích ứng và sử dụng những công cụ hỗ trợ (Canva, Keywordtool.io, Google Trends, Wordpress, Photoshop/Ai căn bản, Wix, .... );
- Project Managing (Junior Level);
- SEO căn bản;
- Visualization;
- Các làm báo cáo Content.
C. Content Leader:
Tất cả những kỹ năng của Content Planner và Content Writer, nhưng ở senior level.
D. Content Strategist và Content Director:
"Nằm vùng" tại tất cả các vị trí trên, hiểu và nắm rõ công việc của Content Creator tới Content Planner. Ngoài ra, master được kỹ năng phân tích dữ liệu và nhanh nhạy với xu hướng mới.

TAKEAWAYS
Content Marketing không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Công ty liên quan về truyền thông càng lớn, họ càng chú trọng xây dựng Đội ngũ content lớn mạnh. Vì họ hiểu rằng, xuyên suốt quá trình Marketing, content xuất hiện khắp mọi nơi và là công cụ trực tiếp để brand giao tiếp với khách hàng, để tạo ra doanh thu.
"Content xuất hiện khắp mọi nơi":
- SEO Content;
- Content trên chính sản phẩm của thương hiệu, bao bì, menu;
- Content trên các ấn phẩm truyền thông (Online và Offline);
- Content trong Email Marketing;
- Content trên đủ các Social Media Platforms (Tiktok, Youtube, Facebook, Instagram,...);
- .......
Những bạn mới bắt đầu làm Content thì chớ vội nản nhé. Nếu các bạn đi theo Content chuyên sâu, bạn có thể tham khảo career path mình đặt bên trên. Hoặc nếu các bạn không muốn đi sâu về Content, thì luôn có những nhánh rẽ thú vị khác từ Content Marketing. Ví dụ như Account trong Agency, Digital Marketer, phòng Sáng tạo, Planner, các vị trí tại phòng Art & Design, hay phòng Event, v.v.
Trên đây là những kiến thức mình sắp xếp lại để chia sẻ về Content Marketing. Bản thân mình vẫn luôn không ngừng học hỏi thêm về lĩnh vực này ( và các lĩnh vực liên quan).
Nếu các bạn thấy còn thiếu phần nào, hay có kiến thức mới hơn về Content Marketing, các bạn có thể chia sẻ để mình 'upgrade' bản thân nhé!
Chúc các bạn thành công!
----------------------------------------------------------
Bài viết tốn chất xám của người viết bài, khi đem đi đâu đừng quên ghi nguồn và link blog của mình nhé! Cảm ơn bạn dễ thương
Bài viết rất hữu ích, cảm ơn tác giả 🔥