top of page

10 Cách quản lí tài chính thông minh theo tinh thần Tối Giản

  • Writer: Trang Trần Thu
    Trang Trần Thu
  • Jun 24, 2019
  • 5 min read

Updated: Sep 2, 2021


Không chỉ mình, mà rất nhiều bạn yêu thích lối sống Tối giản (Minimalism) đã tiết kiệm được rất nhiều tiền và quản lí tài chính cá nhân tốt hơn hẳn. Điển hình như Ria của kênh youtube The Whole Happy Life, chỉ ra rằng, cô tiết kiệm tới 14.000$/năm. Hay Ashlynne Eaton tiết kiệm hơn 1000$/tháng.


Bí quyết là gì?


THAY ĐỔI THÓI QUEN


01. Hạn chế ăn ngoài hàng, ưu tiên nấu ăn tại nhà

Nấu ăn tại nhà có hàng loạt những ưu điểm so với ăn bên ngoài:


- Thực phẩm đảm bảo, bảo vệ sức khoẻ

- Kiểm soát được lượng thức ăn vừa đủ mà không bị đói và dư thừa đồ ăn

- Xả stress: Một khi bạn chuyên tâm vào nghiên cứu, chế biến món ăn, bạn sẽ dần quên đi những áp lực trong công việc, các mối quan hệ xã hội bên ngoài hay thậm chí là một ngày xui xẻo. Bạn chắc chắn cũng sẽ thấy vui vẻ khi nhìn người thân thưởng thức món ăn do chính tay bạn nấu. Điều này giúp tâm trạng tốt lên nhanh chóng và rất hiệu quả


- Và đặc biệt, nấu ăn tại nhà giúp tiết kiệm chi phí bất ngờ!


Khi ăn bên ngoài, bạn sẽ vô tình muốn mua và chi thêm tiền cho những đồ ăn không nằm trong dự định ban đầu như: Món tráng miệng, nước giải khát, đồ ăn vặt,.... vvv. Nhiều khi, chúng lại không ngon như những gì bạn kỳ vọng.



Nấu ăn tại nhà là một cách xả stress cực kỳ hiệu quả, mang lại cảm giác "tự chăm sóc bản thân" tốt hơn

03. Ngừng theo dõi, unfollow email/fanpage quảng cáo và ưu đãi

Quyết định mua sắm dựa trên ưu đãi và khuyến mãi là một trong những hành động khiến con người nhanh chóng rơi vào trạng thái "tự tiếc nuối" nhất.


Đừng để những mẩu quảng cáo email hay facebook điều khiển bạn. Bạn chỉ nên mua khi có dự định, suy nghĩ kỹ càng trước đó 01 tháng thôi nhé!


04. Tối giản tủ quần áo

Mặc ít kiểu hơn, ít màu mè hơn sẽ giúp bạn kiểm soát được tủ quần áo của mình và xem xét xem mình đang thực sự có cần mua món đồ mới hay không.


Khi tối giản tủ quần áo, cũng đừng quên giữ lại những món đồ bạn thật sự trân trọng, những món đồ dễ kết hợp và linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày để bạn luôn tự tin làm điều mình thích.


Cách này vô cùng hiệu quả để giảm thiểu thói quen mua sắm quần áo thừa thãi.



Vẫn là Erin Elizabeth với chuỗi video hướng dẫn refresh lại tủ quần áo theo phong cách basic, click vào ảnh để xem video nhé!

"CÔNG THỨC" QUẢN LÍ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

QUY TẮC 50/20/30


01. Hãy lập ngân sách chi tiêu riêng:

Rất nhiều người không lập ngân sách bởi họ cảm thấy nhàm chán khi liệt kê các chi tiêu, những con số,....

Nhưng nếu bạn không giỏi quản lí chi tiêu, thì đừng nguỵ biện mà hãy lập ngân sách càng sớm càng tốt. Thời gian bạn lập chỉ tốn 01 vài tiếng mỗi tháng, tại sao bạn lại không thể làm? Thay vì tập trung vào quá trình tạo ngân sách, hãy nghĩ tới lợi ích nó mang lại.



Video hướng dẫn cách lập ngân sách CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU. Click vào ảnh để xem video nhé!

02. Kiểm tra tiến trình chi tiêu:

Những chi tiêu nhỏ nhặt hàng ngày có thể tăng lên rất nhanh thành con số lớn trước khi bạn nhận ra mình đã tiêu xài quá nhiều. Hãy bắt đầu track lại chi tiêu để biết mình dùng hoang phí vào thứ gì và rút kinh nghiệm trong những lần sau.


03. Đảm bảo rằng bạn mua và chi tiêu với giá tốt nhất:

Để làm được điều này, bạn có thể so sánh giá giữa các cửa hàng và tận dụng những discount, coupon bất cứ khi nào có thể.


04. Hạn chế chi tiêu thẻ tín dụng:

Thẻ tín dụng là kẻ thù lớn nhất. Khi bạn "cháy túi", bạn sẽ nhanh chóng quay sang dùng thẻ tín dụng mà không cân nhắc rằng mình có thể chi trả đủ cả số lãi hay không. Nợ nần cũng từ đây mà ra.

Chèn tấm ảnh fun fun cho các bạn đỡ mỏi mắt

05. Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng

Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng sẽ giúp bạn xây dựng thói quen tài chính lành mạnh, và có một quỹ riêng phòng trường hợp khẩn cấp sau này.


QUY TẮC 50/20/30


Với quy tắc 50/20/30, bạn sẽ biết cách phân chia thu nhập của mình theo một tỷ lệ phù hợp. Từ đó lên được bản kế hoạch chi tiêu của mình một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của bản thân.


Đúng như tên gọi, quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 phần chín, với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20%, 30%.


Cụ thể tương ứng với các mục như sau:


50% thu nhập – Các chi tiêu thiết yếu


Ngay sau khi nhận lương, hãy để riêng 50% cho các chi tiêu thiết yếu của bạn.

Chi phí thiết yếu là những khoản bạn bắt buộc phải bỏ ra hàng tháng bất kể bạn ở đâu, làm gì…


Các chi phí này có thể là chi phí thuê nhà, tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí đi lại, xăng dầu, các hóa đơn tiện ích như điện, nước, internet…

Tất nhiên, bỏ ra 50% không có nghĩa bạn cần phải dùng hết 50% cho chi tiêu thiết yếu.



Chi phí này bao gồm cả việc mua đồ ăn uống sinh hoạt hàng ngày

Hãy chi thế nào để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% mà bạn đã bỏ ra.

Tuy nhiên nếu chi tiêu thiết yếu đang lớn hơn 50% lương của bạn, hãy chủ động giảm thiểu một cách hợp lý.


Ví dụ: dùng phương tiện công cộng thay vì cá nhân; ăn ở nhà thay vì ăn ngoài…

Nếu vẫn không giảm xuống dưới 50% thì bạn buộc phải giảm ở các mục tiếp theo


20% thu nhập – Mục tiêu tài chính

Sau khi đã dành 50% cho chi tiêu thiết yếu, tiếp theo, bạn hãy để ra 20% dành riêng cho các mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng và đầu tư.


Phần 20% này khá quan trọng đối với khoảng thời gian sau này của bạn.

Bạn tiết kiệm được càng nhiều bao nhiêu thì sau này về hưu sẽ càng an nhàn bấy nhiêu.


Trả nợ sớm cũng sẽ giúp bạn sớm giảm nhẹ gánh nặng tài chính hơn. Chưa kể, bạn còn có thể kiếm thêm tiền từ các khoản đầu tư chứng khoán, nhà đất…



Click vào ảnh để xem video hướng dẫn cách thoát khỏi nợ nần

30% thu nhập còn lại – Chi tiêu cá nhân

Cuối cùng, 30% phần lương còn lại của bạn sẽ để cho các khoản chi không thiết yếu, hay còn gọi là các khoản chi tiêu cá nhân.


Đây là khoản chi hoàn toàn linh hoạt, bạn có thể chi cho sở thích cá nhân của mình.


Đó có thể là các vật dụng hữu hình, nhưng cũng hoàn toàn có thể là các dịch vụ giải trí, các chuyến du lịch..

Động lực để tiết kiệm tiền đi du lịch là đây chứ đâu (Bali)

Vì phạm vi của khoản chi này rất rộng nên nó chiếm phần trăm lớn hơn so với mục tiêu tài chính.


Cẩn thận! Hãy chú ý kiểm soát đối với phần chi tiêu này.

Vì bạn rất dễ chi tiêu quá đà cho sở thích của bản thân. Cho nên hãy luôn đảm bảo mức chi tiêu của mình dưới 30% lương. Con số càng nhỏ thì tương lai tài chính của bạn càng được đảm bảo trong tương lai.


Không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này thành công trong mọi trường hợp. Nhưng đây là một phương pháp đã được nghiên cứu và chứng minh tính hiệu quả bởi các chuyên gia. 


Vì vậy chẳng có lý do gì để không thử phải không? Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp với bản thân mình nhất, dựa vào những ưu tiên về tài chính của mình.


Chúc các bạn thành công!


(Bài viết có sử dụng tư liệu của Theblance.com và govalue.vn)


----------------------------------------------------------

Bài viết tốn chất xám của người viết bài, khi đem đi đâu đừng quên ghi nguồn và link blog của mình nhé! Cảm ơn bạn dễ thương

Comments


"Nếu hiểu được mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau của mọi sự, có lẽ ta sẽ phần nào bỏ đi những định kiến, sự phân ly cảm xúc, tư duy Nhị Nguyên, để cho đôi mắt được giải thoát khỏi những hạn hẹp, trí huệ rộng mở và hợp nhất với dòng chảy của cuộc đời." - Đoàn Trúc

  • LinkedIn
  • Facebook
  • Instagram
bottom of page