Vài dòng về Tư duy Nhị Nguyên và Tư duy Nhất nguyên.
- Trang Trần Thu
- Jul 29, 2021
- 5 min read
Updated: Sep 2, 2021
Nhất Nguyên (Monism) hay Nhị Nguyên (Dualism)? Tư duy nào mới là tốt nhất?
Tư duy Nhị Nguyên (Dualism) hay tư duy Nhất nguyên (Monism) thì đều quan trọng như nhau. Chúng ta đều cần học cách kết hợp hai lối suy tư này. Tuy nhiên ở xã hội hiện tại, có vẻ như Tư duy Nhị nguyên đang có ảnh hưởng lớn hơn, và có thể nói là, bị "overrated".
TƯ DUY NHỊ NGUYÊN
Mình có tìm hiểu được rằng: Tư duy nhị nguyên từng là giải pháp tạm thời cho những tình huống khó xử về triết học, xã hội và khoa học. Nó còn có cách gọi khác là "binary thinking". Là khi người ta gạt bỏ đi "vùng xám", mà chỉ công nhận "vùng trắng" hoặc "vùng đen".
"When we’re engaging in binary thinking, we’re stuck making assumptions. Being stuck in categorical thought doesn’t actually involve much thinking at all—you just assume without thinking that new experiences will fit into your old boxes, buckets, labels, generalizations, and stereotypes.”
Tư duy nhị nguyên là xu hướng mà chúng ta có ở phương Tây và điều đó đã khiến chúng ta tổ chức thế giới theo cách mà cho đến gần đây đã không được chú ý để được coi là "lẽ thường". Khiến nó bị overrated.
Thế nhưng ta vẫn cần tư duy nhị nguyên. Tại sao?
Khi bạn phải gặp những tình huống tiềm tàng, có khả năng gây nguy hiểm cho bản thân (có thể là khẩn cấp), thì lúc này Tư duy nhị nguyên cần được kích hoạt - để bản thân có thể phân định rõ ràng, rằng "điều sắp xảy ra là nguy-hại hay không-nguy-hại?", "điều sắp xảy ra liệu có đúng với giá trị bạn đang theo đuổi hay không?".
Ví dụ: Bạn cảm nhận được một người đang theo dõi bạn từ rất lâu. Lúc này trời đã tối muộn. Và ngoài đường thì chẳng có ai. Giải pháp an toàn nhất là đánh giá tình huống ngay lập tức, thiên hoàn toàn về suy nghĩ "người kia có ý định xấu", từ đó tìm cách đối phó với tình huống, bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.
Hay để quản trị con người dễ dàng hơn, có lẽ thuyết Nhị nguyên sẽ giúp xây dựng hệ thống luật pháp, nhằm vạch rõ ranh giới Đúng - Sai.
TƯ DUY NHẤT NGUYÊN
Là khi bạn hiểu rõ được cả khoảng "đen" và "trắng", nên bạn chọn ở lại khoảng "xám", ôm trọn sự không-chắc-chắn, ôm trọn sự đồng cảm cho cả hai phía.
Tư duy này không chỉ giúp nâng cao bản năng tò mò, thúc đẩy tư duy cầu tiến, mà còn tránh được những xung đột tranh luận không đáng có. Bởi bạn hiểu rằng, dù trắng hay đen, thì một trong hai phía đều đang cố gắng loại bỏ phía còn lại.
Nhưng nếu lạm dụng Tư duy Nhất nguyên, bạn sẽ dễ bị hao tổn năng lượng và thời gian cho những người, những điều, những hành động k-h-ô-n-g đúng với giá-trị-bạn-đang-theo-đuổi. Bạn không chắc chắn rằng người A, công việc B có tốt cho mình hay không. Dẫn đến việc, bạn tiếp tục đầu tư thời gian vào A và B để tìm ra mảnh ghép cuối cùng của bức tranh.
Nếu bức tranh ấy đẹp, đời bạn viên mãn. Nhưng nếu bức tranh ấy nứt vỡ, thì cũng chẳng sao. Bạn vẫn nhận ra được bài học nhất định. Nhưng quan trọng vẫn là phải học được từ vấp ngã ấy. Nếu không rút ra được bài học, mà vẫn lạm dụng tư duy Nhất nguyên để sa đà vào điều trái với giá trị mình hướng tới, thì quả thật, rất hao phí thời gian và năng lượng. (Viết đến đây mới thấy giá trị của việc tìm một triết lí sống để theo đuổi).
Khi nào dùng tư duy Nhất nguyên? Mình luôn chọn tư duy Nhất Nguyên trong hầu hết mọi tình huống: Khi cần Suy xét thực tại, suy xét những vấn đề xã hội xung quanh, hay đơn giản là suy xét những trải nghiệm ta từng được trải qua trong quá khứ. Tư duy Nhất nguyên ắt hẳn sẽ đem tới cái nhìn toàn cảnh hơn, trong bức tranh ấy, ta hiểu được rằng: Có quá nhiều thứ ta chưa được biết. Và việc kết luận vội vàng thì thật là lãng phí.
Ngay cả những hệ thống luật pháp tiến bộ nhất - áp dụng tư duy Nhị nguyên để xây dựng, cũng luôn có những lỗ hổng. Vậy nên không có gì là tuyệt đối hoàn toàn.
Như Fritjof Capra từng nói: “Tốt và Xấu, Sướng và Khổ, Sống và Chết không phải là những kinh nghiệm có tính tuyệt đối, thuộc về các loại hình khác nhau, mà chỉ là hai mặt của một thực tại duy nhất”.
Hay comment của một người trong bài viết mà mình để link bên dưới: "Tốt với kẻ này, nhưng xấu với kẻ khác, và ngược lại - luôn thế; nên sa vào nhị nguyên tốt - xấu thì sẽ giống như tranh đấu giữa thiện và ác, mà cả hai phía đều chỉ tìm lấy một thứ để nhân danh, chứ còn mục tiêu thật sự luôn là tiêu diệt phía bên kia để tranh giành không gian sinh tồn cho mình. Nên nếu nói đạo đức, cơ sở đầu tiên của nó nên là sự Chân thật, với chính mình, và với kẻ khác.".
"The perfection of truthfulness lies not in finding the one truth, but in being open to the many truths that present themselves as we journey through life. And it’s simple as asking: Are you sure?” (buddhistdoor)
Tóm lại.
Hôm trước, mình có đăng một story trên IG về quan điểm: Không phải lúc nào cũng nên phân định ranh giới Đúng - Sai , Xấu - Tốt của một vấn đề. Chỉ gắn 02 nhãn mác cho một vấn đề, thực sự không hề thỏa đáng. Trong khi cuộc sống thì luôn có nhiều hình thù: tròn, vuông, méo, trái tim, v.v. Thậm chí là những đường thẳng chằng chịt.
Tình cờ Tuệ Tuệ xem story và gửi cho mình bài viết bên dưới, của anh Đinh Đức Hoàng, một nhà báo chủ lực của chuyên mục “Góc nhìn” trên vnexpress.net. Nhờ vậy mình có cơ hội tìm hiểu thông tin sâu hơn về ám ảnh nhị nguyên Tốt - Xấu. Về cái được cho là Đạo đức.
Rồi có một "aha moment" khiến mình vỡ òa. Mình nhận ra rằng: ohhhh.. thì ra thì Tư duy Nhất nguyên của mình đang đi đúng hướng đấy chứ. Chỉ là mình cần thêm một chút Tư duy Nhị nguyên để quyết đoán hơn, để mạnh mẽ hơn, và tránh hao tổn được thời gian với những điều, những người, những hành động k-h-ô-n-g nằm trong phạm-trù-triết-lí-sống mà mình đang-hướng-tới.
Nhưng cũng có thể một ngày không xa, ai đó nói với mình, rằng mình hiểu sai về 02 loại tư duy này thì sao?
Chưa biết được.
Hiện tại, ngay phút giây này, chỉ biết là nó hợp với mình và tốt cho mình. Tương lai tính sau!
----------------------------------------------------------
Bài viết tốn chất xám của người viết bài, khi đem đi đâu đừng quên ghi nguồn và link blog của mình nhé! Cảm ơn bạn dễ thương
Comentarios